Vấn đề hôi miệng có thể gây ra sự xấu hổ, tự ti mỗi khi giao tiếp hay làm việc. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi trong cuộc sống, cả về gia đình và công việc. Biện pháp nhanh nhất có thể cải thiện tức thì là sử dụng các loại kẹo ngậm hương bạc hà hay nước súc miệng. Tuy nhiên đó chỉ là một phương pháp ngắn hạn, không thể áp dụng thường xuyên hay trị tận gốc. Cùng tìm hiểu về một số cách trị hôi miệng tận gốc ngay tại nhà trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Vấn đề hôi miệng có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân thường thấy có thể nhắc đến như:
Thức ăn
Các thực phẩm sau khi ăn bám vào các kẽ răng có thể gây ra mùi khó chịu do sự tác động phân hủy chúng bởi các vi khuẩn. Không chỉ vậy, việc người dùng sử dụng hành hay tỏi cũng gây ra mùi khó chịu do chúng chứa các tinh dầu được đào thải ra ngoài thông qua hơi thở và tuyến mồ hôi.
Sử dụng thuốc lá kéo dài
Việc hút thuốc cũng là nguyên nhân gây mùi khó chịu do bệnh lý về nướu răng có thể xuất hiện.
Răng miệng không được làm sạch
Việc tích tụ thức ăn kéo dài tại kẽ răng và không được làm sạch thường xuyên có thể gây các mảng bám trên trên răng. Không chỉ vậy, việc không vệ sinh cẩn thận răng có thể gây ra bệnh nướu răng, kéo dài gây viêm nha chu.
Ngay cả với đối tượng đang sử dụng răng giả hoặc tiến hành niềng răng cũng có thể tích lũy các mảng thức ăn thừa gây ra tình trạng hôi miệng.
Miệng khô kéo dài
Tác dụng của nước bọt là làm mềm thức ăn và làm sạch vùng miệng, loại bỏ các hạt gây ra mùi khó chịu. Việc khô miệng trong thời gian dài có thể gây ra hôi miệng, đặc biệt là vào thời điểm buổi sáng khi ngủ dậy hay người ngủ mà mở miệng.
Sử dụng thuốc điều trị
Một số thuốc khi sử dụng được thải trừ thông qua đường hô hấp gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Nguyên nhân bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa
Trong một số trường hợp khác thì việc xuất hiện các viên sỏi amidan, nhiễm trùng vùng họng, viêm xoang cũng có thể gây ra mùi hôi, khó chịu cho vùng miệng.
Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như dạ dày, trào ngược dạ dày kéo dài cũng gây ra hơi thở khó chịu.
Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà
Hôi miệng gây ra sự tự ti cho người bệnh, chính vì vậy việc điều trị hôi miệng là rất cần thiết với các thuốc đặc trị hôi miệng hay các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên.
Sử dụng thảo dược điều trị hôi miệng
Người dùng có thể điều trị hôi miệng ngay lập tức bằng cách sử dụng thảo dược từ thiên nhiên thông qua các chế độ ăn hay súc miệng thông thường hoặc nước ép trái cây.
Vậy ăn gì để hết hôi miệng? Các loại rau thơm như rau mùi, thì là, húng quế hay tía tô là thảo dược tự nhiên được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng hôi miệng. Không chỉ vậy, trong các thảo dược trên còn chứa các hoạt chất kháng khuẩn hiệu quả, tăng cường việc làm sạch và cải thiện tình trạng mùi khó chịu.
Một phương pháp khác điều trị hôi miệng chỉ sau một đêm là sử dụng các loại thảo mộc như quế, sả, hồi hay đinh hương để làm gia vị trong các thực phẩm ăn hay đun súc miệng cũng làm giảm ngay tức thì tình trạng này.
Ngoài ra, người dùng có thể cân nhắc sử dụng các nước từ trà xanh, bạc hà hoặc nước ép trái cây thường xuyên để cải thiện nhanh vấn đề hơi thở khó chịu, giảm nhanh tình trạng vi khuẩn gây mùi trong miệng.
Không chỉ vậy, người dùng cần tiến hành thực hiện vệ sinh vùng răng miệng một cách cẩn thận thường xuyên để đảm bảo răng luôn sạch và khỏe.
Điều trị hôi miệng với thuốc
Hiện nay, thuốc đặc trị hôi miệng chưa có trên thị trường. Khi bị hôi miệng, người bệnh nên đến bác sĩ để có các biện pháp hỗ trợ chuyên khoa.
Nếu nguyên nhân hơi thở khó chịu do mảng bám, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các sản phẩm nước súc miệng và kem đánh răng phù hợp.
Nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa thì người bệnh sẽ được cải thiện bằng cách sử dụng các thuốc điều trị bệnh kết hợp với việc súc miệng, họng thường xuyên.
Trong trường hợp, người bệnh bị viêm nha chu, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh cẩn thận và cân nhắc việc trám răng cẩn thận tại nơi vi khuẩn gây mùi phát triển trước đó.
Một số cách để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
Để có một mùi thơm miệng thơm mát, người dùng cần thực hiện đúng và đủ các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh vùng răng miệng với kem đánh răng, bàn chải mềm, phù hợp hoặc chỉ nha khoa.
- Làm sạch lưỡi bằng cách chải nhẹ, cạo lưỡi với dụng cụ chuyên dụng 2 lần mỗi tuần.
- Sử dụng nước đủ và súc miệng, họng với nước muối.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, caffein, đồ cay hay rượu hay thức ăn có mùi khó chịu.
- Tiến hành thay bàn chải đánh răng từ 3 đến 4 tháng một lần để đảm bảo chất lượng bàn chải trong làm sạch răng miệng.
- Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe vùng miệng 2 lần mỗi năm để phòng ngừa các bệnh lý do vi khuẩn gây ra gây mùi khó chịu.
Tài liệu tham khảo
- Matt McMillen (Đăng 8/11/2024), Dental Health and Bad Breath, webmd.com. Truy cập 31/12/2024.
- Rita M Khounganian, Osama N Alasmari và cộng sự (Đăng 19/7/2023), Causes and Management of Halitosis: A Narrative Review, nih.gov. Truy cập 31/12/2024.