Dịch cúm A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các phòng ngừa bệnh

Dịch cúm A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các phòng ngừa bệnh

Cúm là một bệnh lý thường thấy trong cuộc sống mỗi ngày của mỗi người, đặc biệt là trong khoảng thời gian giai đoạn giao mùa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, vào năm 2009 thống kê thấy được hơn 18,239 trường hợp người bị tử vong do mắc bệnh lý về cúm A H1N1. Đây là một con số rất đáng báo động tại thời điểm đó virus này có độ lây nhiễm khá cao và hoạt động mạnh hơn ngay cả khi thời tiết mát mẻ. Vậy cúm A là gì, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Tìm hiểu về dịch cúm A

Cúm A là một bệnh lý về nhiễm trùng trên đường hô hấp có khả năng gây bùng phát trên diện tích rộng và nhiều người và nguyên nhân gây ra bệnh là do virus cúm.

Virus cúm A có nguồn gốc từ các loại động vật chim hoang dã như cúm gia cầm và có khả năng đột biến nhanh hơn so với các loại virus cúm khác.

Virus cúm A được phân chia thành nhiều nhóm thông qua hai loại protein bề mặt của virus là hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Trong đó, hemagglutinin (H) gồm 18 phân nhóm trải từ H1 đến H18 và neuraminidase (N) gồm 11 phân nhóm từ N1 đến N11.

Cho đến hiện nay, loại dịch cúm A thường gặp nhất là H1N1 và H3N2. Chúng luôn phát triển và thay đổi các đặc tính liên quan đến di truyền và kháng nguyên, điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển vacxin ngăn ngừa bệnh này.

Cấu trúc của virus cúm A
Cấu trúc của virus cúm A

Triệu chứng cúm A như thế nào?

Triệu chứng khi mắc cúm A khá khác với các bệnh lý cúm thông thường khác với sự xuất hiện một cách đột ngột của các biểu hiện bệnh như ho, sổ mũi, nghẹt trên mũi, hắt hơi nhiều, họng đau.

Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện sốt, đau đầu, người mệt mỏi, cơ thể bị đau nhức. Trong một số trường hợp, người mắc cúm A có thể tự khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên ở một số người cao tuổi với sức đề kháng yếu thì việc tìm đến cơ sở y tế là một điều cần thiết.

Một số các biến chứng có thể gặp phải nếu người bệnh không điều trị bệnh có thể thấy như nhiễm trùng trên tai, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, đau bụng, lên cơn hen, viêm phổi và nặng hơn là bệnh trên tim mạch,…

Triệu chứng khi bị cúm A
Triệu chứng khi bị cúm A

Các phương pháp điều trị bệnh cúm A

Thông thường, cúm A thường nhẹ và sẽ nhanh chóng được điều trị với hệ miễn dịch thông thường trong thời gian khoảng 2 tuần điều trị.

Trong thời gian điều trị tại nhà, người bệnh cần được cách ly, đeo khẩu trang cẩn thận để tránh lây lan cho người xung quanh. Đồng thời, cần uống nước đầy đủ và được nghỉ ngơi.

Việc sử dụng thuốc có thể cân nhắc như các loại thuốc không nằm trong danh mục thuốc kê đơn nhằm hỗ trợ điều trị triệu chứng như các sản phẩm xịt rửa mũi, thông mũi, thuốc giảm ho, viên ngậm giảm ho hay các thuốc giảm nhanh cơn đau họng. Người bệnh nên chú ý các thuốc này không có hiệu quả trong việc điều trị virus, tuy nhiên chúng sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng và cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

Trên một số bệnh nhân sức khỏe yếu, nguy cơ gặp các biến chứng cao, lúc này cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được cân nhắc sử dụng các thuốc kháng virus, ngăn cản sự nhân lên và phát triển của chúng. Một số thuốc kháng virus có thể sử dụng như oseltamivir hay zanamivir.

Cúm A có nên truyền nước? Việc truyền nước có thể cân nhắc tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và các chỉ định cân nhắc của y bác sĩ.

Dự phòng cúm A như thế nào?

Để ngăn ngừa mắc bệnh lý về cúm A, mỗi người cần có ý thức giữ ấm bản thân, rửa tay với xà phòng thường xuyên và rèn luyện cơ thể để có sức đề kháng tốt.

Đồng thời, việc cân nhắc sử dụng các loại vaccin phòng cúm hàng năm cũng được khuyến cáo nhằm mục đích tạo một hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn cản sự tác động của virus trên cơ thể.

Một số câu hỏi thường gặp

Người lớn bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Trung bình với người lớn khỏe mạnh thì sau khoảng 2 tuần bệnh sẽ khỏi với sự hỗ trợ của các thuốc, sản phẩm điều trị triệu chứng.

Sốt cúm A kéo dài bao lâu?

Biểu hiện sốt thông thường sẽ kéo dài trong 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên nếu không được điều trị bệnh, sốt cúm A có thể kéo dài hơn và nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

Cúm A bao giờ hết lây?

Bệnh lý thường có khả năng lây lan mạnh nhất vào khoảng 3 đến 4 ngày đầu điều trị. Tuy nhiên, ngay từ trước khi bệnh biểu hiện 1 ngày và sau đó 5 đến 7 ngày bệnh cũng đã có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp và giọt bắn.

Người lớn hay trẻ bị cúm A khi nào cần nhập viện?

Cần chú ý nếu trẻ hay người lớn có các biểu hiện sau cần đưa ngay đến cơ sở y tế và báo đến bác sĩ chuyên khoa:

  • Sốt cao trên 38 độ kéo dài
  • Ho đờm có màu xanh hay vàng
  • Cảm giác khó thở ngay cả khi ngồi nghỉ
  • Người bệnh ngất xỉu hay chóng mặt liên tục hay có các triệu chứng run rẩy.

Tài liệu tham khảo

Tổ chức Y tế thế giới WHO, Influenza A (H1N1) virus – Global, who.int. Truy cập 31/12/2024.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *