Viêm mũi xoang thường được bắt gặp tại các thời điểm giao mùa gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Vậy viêm mũi xoang là do đâu, biểu hiện như thế nào, làm sao để ngăn ngừa bệnh lý? Cùng tìm hiểu ngay về bệnh lý viêm mũi xoang trong bài viết sau:
Viêm mũi xoang là bệnh gì?
Viêm mũi xoang hay còn được gọi với tên khác là viêm xoang được thấy với tình trạng viêm tại một hay nhiều vùng xoang tại cạnh mũi, hàm trên hay xoang trán. Bệnh xuất hiện do sự tắc nghẽn các lỗ xoang bởi các chất nhầy gây đau và viêm.
Bệnh lý xuất hiện gây nên tình trạng phù trên niêm mạc, lỗ xoang bị thu hẹp dẫn đến tắc nghẽn cơ học. Chính điều này tạo cơ hội cho sự thuận lợi phát triển của các loại vi khuẩn và nấm. Và cũng do sự tắc nghẽn gây ra sự thay đổi áp suất tại vị trí xoang, gây đau cho người bệnh.
Viêm mũi xoang được phân loại với 2 loại: viêm mũi xoang cấp tính và viêm mũi xoang mạn tính.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi xoang
Nguyên nhân gây ra bệnh lý có thể kể đến như virus, nấm, vi khuẩn hay các chất gây ra dị ứng.
Theo thống kê thì tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý về viêm xoang. Trong bệnh lý này, khi virus đi vào gây ra viêm sẽ làm thu nhỏ các lỗ xoang, ngăn cản sự thải trừ các vi khuẩn theo đường mũi, ngăn cản sự dịch chuyển của các lông mao, chất nhầy ứ đọng nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn tại vị trí xoang.
Một số các vi khuẩn thường thấy gây ra viêm mũi dị ứng có thể kể đến như: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, các loài Streptococcus khác, Moraxella catarrhalis và Staphylococcus aureus. Một số trường hợp có thể bị tác động bởi tụ cầu vàng đã kháng methicillin nếu người bệnh sử dụng kháng sinh quá nhiều.
Biểu hiện khi bị viêm mũi xoang
Dấu hiệu viêm xoang mũi dị ứng có thể thấy được là người bệnh sẽ hắt hơi nhiều hơn so với các viêm mũi xoang thông thường.
Khi bị viêm mũi xoang, các triệu chứng thường thấy nhất trên bệnh nhân là sổ mũi, nghẹt mũi, đau hay áp lực ngay trên vùng mặt, đau đầu, có chất nhầy rơi xuống vùng cổ họng, đau họng, ho nhiều và hơi thở có mùi khó chịu.
Trong một số trường hợp, triệu chứng khi bị xoang nặng có thể thấy trên người bệnh như nghẹt mũi, mất đi khả năng ngửi, nước mũi xuất hiện các màu xanh và đặc, sốt kéo dài, đau nhức răng và vùng xương mặt,…Lúc này cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh.
Vật tại sao viêm xoang lại nghẹt mũi? Người bệnh nghẹt mũi do lượng chất nhầy sinh ra nhiều, chảy xuống theo đường hô hấp và gây ra tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài. Đồng thời, do sự tác động của virus, vùng niêm mạc mũi cũng bị phù nề, ngăn cản sự lưu thông của không khí.
Các biện pháp điều trị viêm mũi xoang
Người bệnh có thể điều trị viêm mũi xoang thông qua rất nhiều các biện pháp theo cả phương pháp y học cổ truyền hay hiện đại hoặc cân nhắc kết hợp cả hai để cải thiện bệnh lý.
Cách trị viêm xoang mũi dân gian
Trong dân gian, có rất nhiều thảo dược thiên nhiên có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm xoang mũi như tinh dầu khuynh diệp, hạ khô thảo, tân di hay tiến hành áp dụng các biện pháp dân gian như xoa bóp, bấm huyệt tại các vị trí huyệt đạo.
Một số cách như chườm ấm, xông hơi ấm tinh dầu kết hợp với việc rửa mũi với các sản phẩm nước muối sinh lý thường xuyên cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm nhanh các cảm giác đau nhức và khó thở khi bị xoang.
Cùng với đó là việc bổ sung một chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các loại vitamin C hay các hoạt chất hiệu quả trong việc ngăn ngừa oxy hóa như táo, hành tây, trà xanh hay các loại cải bó xôi, cam,…
Cách trị viêm xoang mũi theo y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, viêm mũi xoang có thể được điều trị bằng cách sử dụng nước muối dạng xịt để tiến hành rửa, làm sạch. Cùng đó là các thuốc kháng sinh theo phác đồ được bác sĩ cân nhắc.
Không chỉ vậy, một số thuốc như thuốc xịt mũi, thuốc giảm viêm, giảm tạo chất nhầy, kháng histamin, steroid đường uống cũng được các y bác sĩ cân nhắc sử dụng trong điều trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được cân nhắc chỉ định trong việc can thiệp phẫu thuật nếu có xuất hiện các biến chứng áp xe.
Phương pháp dự phòng bệnh lý về viêm xoang mũi.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về viêm xoang mũi, người dùng cần có các biện pháp dự phòng như sau:
- Rửa tay thật sạch và đúng cách với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh hay trước bữa ăn.
- Tiến hành thực hiện tiêm vacxin đúng và đủ với các loại vacxin cúm hay phế cầu.
- Hạn chế tiếp xúc các người bệnh bị cảm lạnh hay mắc một số bệnh về đường hô hấp trên.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, khói thuốc lá.
- Cân nhắc việc sử dụng máy hút ẩm để tạo độ ẩm và làm sạch không khí trong môi trường sống và làm việc.
Tài liệu tham khảo
- CDC Hoa Kỳ, Sinus Infection Basics, cdc.gov. Truy cập 31/12/2024.
- Robert Acosta, Rhinosinusitis, nih,gov. Truy cập 31/12/2024.