Ca lâm sàng: Biến chứng trẻ nhỏ so với tuổi thai do tiền sản giật

Ca lâm sàng: Biến chứng trẻ nhỏ so với tuổi thai do tiền sản giật

Bài viết Ca lâm sàng: Biến chứng trẻ nhỏ so với tuổi thai do tiền sản giật được biên dịch bởi Bs Vũ Tài từ sách “CA LÂM SÀNG : BIẾN CHỨNG TRẺ NHỎ SO VỚI TUỔI THAI DO TIỀN SẢN GIẬT”

1.Ca lâm sàng

Biến chứng trẻ nhỏ so với tuổi thai do tiền sản giật
Biến chứng trẻ nhỏ so với tuổi thai do tiền sản giật

Bé gái 17 tuổi, mang thai lần đầu, hiện nay thai được 37 tuần tuổi đến khoa cấp cứu với biểu hiện đau đầu, nhìn mờ, mệt mỏi. Bệnh nhân đã bỏ lỡ vài lần khám thai cuối cùng do kỳ thi cuối cấp ở trường. Huyết áp 190/96 mm Hg, và mạch 106 lần/phút. Phân tích nước tiểu cho thấy protein 4+. Khám thực thể thấy tăng giật rung mắt cá chân nhưng không có biểu hiện thiếu hụt thần kinh. Các kết quả cận lâm sàng bao gồm:

Hemoglobin 8,2 g/dl

Tiểu cầu             56.000/mm3

Aspartate aminotransferase 12 U/L

Lactate dehydrogenase huyết thanh 1648 U/L

Bệnh nhân được đưa vào khoa sản để khởi phát chuyển dạ và sinh một bé trai vào ngày hôm sau. Biến chứng nào sau đây có khả năng xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh?

  1. Tổn thương não do thiếu oxy
  2. Xuất huyết não thất
  3. Vàng da nhân
  4. Hội chứng suy hô hấp
  5. Nhỏ so với tuổi thai
  6. Giảm tiểu cầu
 

Tiền sản giật

Định nghĩa •      Tăng huyết áp khởi phát mới ( HA tâm thu > 140 mmHg và/ hoặc HA tâm trương > 90 mmHg ) > 20 tuần tuổi thai

 

•      Protein niệu và/ hoặc tổn thương cơ quan đích

Các đặc điểm nặng •      HA tâm thu > 160 mmHg hoặc HA tâm trương > 110 mmHg (đo 2 lần cách nhau > 4 giờ)

•      Giảm tiểu cầu

•      Tăng creatinin

•      Tăng men gan

•      Phù phổi

•      Các triệu chứng thị giác hoặc não

Quản lý •      Không có các đặc điểm nặng : Chấm dứt thai kỳ > 37 tuần tuổi

•      Có các đặc điểm nặng : Chấm dứt thai kỳ > 34 tuần tuổi

•      Magie sulfat (dự phòng co giật )

•      Thuốc hạ huyết áp

 

Tiền sản giật được định nghĩa là tăng huyết áp khởi phát mới với protein niệu sau 20 tuần tuổi thai. Tăng huyết áp nặng, khởi phát mới của bệnh nhân ở tuổi thai 37 tuần, đau đầu kèm theo các triệu chứng thị giác, tăng rung giật mắt cá chân và giảm tiểu cầu gợi ý nhiều đến tiền sản giật với các đặc điểm nặng. Tăng lactate dehydrogenase và thiếu máu của cô ấy phù hợp với tình trạng huyết tán vi mạch, một đặc điểm đã biết của tiền sản giật. Các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm con so và tuổi mẹ < 18.

Tiền sản giật là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong đối với thai nhi và mẹ. Sinh lý bệnh của tiền sản giật có thể liên quan đến sự phát triển và chức năng bất thường của nhau thai, khiến thai nhi có nguy cơ bị suy nhau thai-tử cung mạn tính. Suy nhau thai-tử cung có thể dẫn đến thai chậm tăng trưởng / cân nặng khi sinh thấp (tức là trẻ nhỏ so với tuổi thai) ngay cả khi trẻ sinh đủ tháng. Các biến chứng đối với mẹ do TSG bao gồm nhau bong non, đông máu rải rác trong lòng mạch và sản giật

(Đáp án A) Tổn thương não do thiếu oxy thường là do suy nhau thai-tử cung cấp tính (ví dụ, do stress trong khi chuyển dạ hoặc nhau bong non). Mặc dù bệnh nhân này có sự gia tăng nguy cơ do tiền sản giật, nhưng nhau bong non thường có biểu hiện chảy máu âm đạo và tử cung căng giãn, đau khi sờ nắn, cả hai triệu chứng này bệnh nhân đều không có.

(Đáp án D) Tiền sản giật không làm thay đổi tốc độ trưởng thành của thai nhi. Tần suất bệnh tật ở trẻ sơ sinh liên quan đến sinh non như xuất huyết não thất và suy hô hấp ở bất kỳ tuổi thai nào cũng tương tự như thai có và không có tiền sản giật. Bệnh nhân này ở tuổi thai 37 tuần, làm cho cả hai biến chứng này khó có thể xảy ra.

(Đáp án C và F) Vàng da nhân, di chứng thần kinh do tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh, thường gặp nhất là do tán huyết ở trẻ sơ sinh. Tiền sản giật không gây tán huyết ở trẻ sơ sinh hoặc tăng bilirubin ngay cả khi có tán huyết ở mẹ, cũng như không gây giảm tiểu cầu ở thai nhi ngay cả khi giảm tiểu cầu ở mẹ.

Mục tiêu giáo dục:

Tiền sản giật được định nghĩa là tăng huyết áp khởi phát mới cộng với protein niệu hoặc các dấu hiệu tổn thương cơ quan đích sau 20 tuần tuổi. Các biến chứng đối với thai nhi bao gồm thiểu ối và thai chậm tăng trưởng / trẻ nhỏ so với tuổi thai do suy nhau thai-tử cung mạn tính.

2.Tham khảo

  • Preeclampsia : Pathophysiology, Challenges, and Perspectives
  • Preeclampsia: pathogenesis, novel diagnostics and therapies
  • Maternal Preeclampsia and Neonatal Outcomes

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *